Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

11 thuật ngữ cần nhớ trong văn hóa ẩm thực Mỹ

Khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Mỹ thì hầu hết mọi người đều nhắc đến thức ăn nhanh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có tới tận 50 tiểu bang và vùng lãnh thổ, do vậy văn hóa ăn uống tại đây cũng vô cùng đa dạng. Tuy mỗi vùng và mỗi sắc tộc lại có nhiều màu sắc văn hóa khác nhau nhưng một số thuật ngữ ẩm thực bỏ túi sau là quy tắc chung và sẽ giúp bạn chủ động hơn khi ăn uống ở Mỹ..
1.            Doggy Bag
Là một cụm từ được xuất hiện vào năm 1960, “túi doggy” chỉ một loại hộp hoặc túi được sử dụng để lấy thức ăn thừa còn lại sau bữa ăn ở nhà hàng về nhà. Trong khi điều này được coi là khá thô lỗ ở nhiều nền văn hóa khác thì đây lại là một thực tế rất phổ biến ở Mỹ.
2.            Ăn tất cả những gì bạn muốn
Ở những nơi như Las Vegas, Nevada, và Atlantic City, New Jersey rất phổ biến kiểu nhà hàng mà thực khách có thể lựa chọn thỏa thích đồ ăn mình muốn chỉ với một khoản phí duy nhất. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng, phí này thường không bao gồm đồ uống và tip.
3.            Brunch
Brunch là bữa ăn được phục vụ vào cuối buổi sáng đến đầu giờ chiều (thường 11:00-03:00), là chỉ sự gộp chung cả bữa sáng và bữa trưa, vào các ngày thứ 7 và chủ nhật. Bạn có thể tìm thấy những thực đơn kiểu thức ăn nhanh như gà rán, salad và trứng Benedict bên cạnh những loại bánh tráng miệng hấp dẫn như bánh xèo, bánh quế hoặc chả quế. Nhiều người còn kết hợp bữa sáng với cả uống cocktail, với những loại phổ biến là Mimosa (nước cam và rượu sâm banh) hay Mary đẫm máu ( rượu tequila, rượu vodka hoặc gin, nước ép cà chua và chất bổ sung).

Brunch là bữa ăn được phục vụ vào cuối buổi sáng đến đầu giờ chiều, có thể tìm thấy những thực đơn kiểu thức ăn nhanh như gà rán, salad và trứng Benedict
4.            Happy Hour
“Happy Hour” là đặc trưng một vô cùng thú vị của văn hóa ăn uống Mỹ. Nếu bạn muốn thưởng thức những món ăn tuyệt vời mà không cần lo lắng đến túi tiền của mình thì “Happy Hour” là một thuật ngữ bạn cần biết. Thường những nhóm bạn hoặc đồng nghiệp sẽ tụ tập từ 5 – 7 giờ chiều, từ thứ hai đến thứ 5 tại các nhà hàng và quán bar trên cả nước để tận dụng khung giá với những đồ uống và món khai vị cực rẻ. 
5.            entrée
Trong hầu hết các nước, entrée là chỉ món khai vị trước bữa ăn, nhưng ở Mỹ, thuật ngữ này dùng để chỉ món ăn chính.
6.            Farm-to-Board
Một trong những xu hướng thực phẩm Mỹ phổ biến nhất hiện nay là từ trang trại đến bàn ăn. Các bữa ăn được tạo ra bằng cách sử dụng trực tiếp các nguyên liệu  được chuyển từ các trang trại địa phương. Những món ăn này thường được cung cấp theo mùa trồng sản phẩm và thịt thì luôn được đảm bảo về độ tươi và sạch.
7.            Tên món ăn
Có những món ăn bạn có thể gặp thường xuyên ở vùng này đến cùng khác trên đất Mỹ nhưng bạn đừng cố tìm ra cách ăn “chuẩn” bởi mỗi vùng lại có xu hướng ẩm thực khác nhau và biến đổi sao cho cảm thấy ngon nhất. Chẳng hạn, ở khu vực Đông Nam, người dân địa phương thấy rằng gà chiên giòn ăn với bánh quế vàng là đã rất đủ, trong khi ở vùng phía Tây lại thích được ăn nóng kèm theo pierogi.
8.            Mash-Up và xe thực phẩm 
Một trong những xu hướng mới nhất bên cạnh văn hóa thức ăn nhanhcủa ẩm thực Mỹ, là sự kết hợp hai hoặc ba món ăn trong một. Phổ biến nhất cho phong trào này chính là món pizza tráng miệng được làm với nước sốt sô cô la, trái cây tươi và dừa vụn, hoặc một sản phẩm thức ăn nhanhcực kì phổ biến nữa là “cronut” được kết hợp giữa bánh rán và bánh sừng bò.

Sản phẩm thức ăn nhanh cực kì phổ biến “cronut” được kết hợp giữa bánh rán và bánh sừng bò
Xe thực phẩm thường có toàn bộ menu thay vì chỉ là một loại thức ăn nào đó. Bạn sẽ tìm thấy các nhà hàng và xe chở thực phẩm trên toàn quốc nhằm phục vụ sáng tạo các hương vị quốc tế để tạo ra các món ăn yêu thích mới.
9.            Không khí gia đình
Có lẽ bầu không khí ăn uống thân thiện của Mỹ là trải nghiệm bạn ấn tượng nhất khi đến các nhà hàng kiểu gia đình. Cách chọn thực đơn là kiểu bắt chước không khí gia đình. Mỗi người trong nhóm sẽ chọn ra một đến 2 món mặn giàu protein, còn những người khác sẽ đề xuất các món ăn phu.
10.          BYOB
BYOB là viết tắt của “bring your own beverage “. Nhà hàng sử dụng thuật ngữ này để thông báo cho khách hàng quen thuộc rằng khách hàng có thể tự mang rượu, bia theo để thưởng thức với bữa ăn của họ (mà thường là rẻ hơn so với đặt đồ uống từ quầy bar trong nhà hàng ). Chỉ cần lưu ý rằng nhiều nhà hàng BYOB tính phí – một khoản phí bổ sung cho việc mở và phục vụ rượu mà bạn mang đến.
11.          Nước uống

Trong nhà hàng bạn có thể được phục vụ nước lọc hoặc nước uống đóng chai. Nước lọc hoàn toàn miễn phí trong khi đó nước uống đóng chai thì không.

5 món ăn đặc trưng của Mỹ

Mỗi khi tới  du lịch Mỹhầu như ai cũng tới các loại thức ăn nhanh như những chiếc Hamburger hay Hotdog nổi tiếng và những miếng gà rán giòn tan thơm lừng, thực chất ẩm thực Mỹ cực kỳ đa dạng no hấp dẫn với rất nhiều du khách khi tới đây.
1.            Súp nghêu
Món đầu tiên phải kể đến đó chính là súp nghêu, một món ăn rất quen thuộc trên đất nước Mỹ, những người dân nơi đây họ thường đến nhà hàng vào các ngày thứ 6 để thưởng thức món ăn ngon lành này, ở đây có rất nhiều loại súp nghêu khác nhau, nhưng loại súp nghêu đặc biệt nhất vẫn chính là súp nghêu Massachuset, cách chế biến món này cũng không quá cầu kỳ, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như, thịt lợn muối, hành tây, một ít khoai tây thêm chút gia vị và có cả thịt nghêu nữa bạn nhé. Thay vì chọn các loại thức ăn nhanh thì hãy thử món ăn hấp dẫn này để làm phong phú hơn khẩu vị của mình nhé.
2.            Món Pastrami
Món ăn này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, và du nhập vào Mỹ cùng với làn sóng nhập cư của người Do Thái, khi đến với New York nó cũng là món ăn biến đổi nhất định để phù hợp với khẩu vị của cư dân nơi đây, và nó đã trở thành một trong những món ăn khiến nước Mỹ tuyệt vời hơn bao giờ hết, Pastrami là một loại thịt phổ biến thường được làm từ thịt bò, ban đầu khi được tạo ra chúng được bảo quản lạnh, chúng được ướp với các loại gia vị như tỏi, rau mùi, hạt tiêu đen, đinh hương, và hạt cải sau đó hun khói và hấp cho đến khi ngấm đều. Ở New York, pastrami thường được cắt lát và bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời hơn cả nếu dùng kèm với bánh mì ngũ cốc như một loại thức ăn nhanh quen thuộc.
3.            Hamburger
Hamburger là một loạithức ăn nhanh cực kỳ phổ biến ở đất nước cờ hoa, bánh mì kẹp có miếng thịt xay ở giữa, miếng thịt đó có thể được nướng, chiên, hay xông khói, và thường được ăn với một số gia vị ở giữa hay miếng bánh mì hình tròn, chúng thường  được thưởng thức với khoai tây chiên.

Hamburger được coi là loại thức ăn nhanh tiêu biểu của người Hoa Kỳ
Hamburger được coi là loại thức ăn nhanhtiêu biểu của người Hoa Kỳ, họ thường nướng bánh hamburger trong các cuộc liên hoan ngoài trời trên vỉ barbecue, hamburger  thường được nướng ở sau vườn để gia đình cùng ăn, thịt hamburger thường được mua sống, để tránh vi khuẩn gây hại cho nên phải được nấu chín kỹ lưỡng.
Tên hamburger có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg Đức, một người dân từ Hamburg được gọi là Hamburger, theo đó  bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này. (Tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là "thịt nướng Hamburg" (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát mì, và được gọi là bánh kẹp Hamburg  (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành  hamburger  hay "burger".
4.            Hot dog
Hot dog khôn còn là món ăn xa lạ vì thế nó dược xuất hiện trong top những món ăn đường phố được yêu thích nhất nước Mỹ, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn sống ở Chicago, bạn sẽ được thưởng thức những chiếc hot dog với thịt bò cùng hành tây, cà chua, và ăn kèm cùng mù tạt, đến với New York bạn sẽ được thưởng thức những chiếc xúc xích cay kẹp bên trong chiếc bánh nướng nhỏ,  có rất nhiều thông tin về nguồn gốc cũng như nhiều biến thể khác nhau của Hot dog trên thế giới, nhưng đây là loại thức ăn nhanh thật sự phổ biến ở Mỹ và bạn có thể dễ dàng mua được ở bất cứ đâu trên các tuyến đường, phố, khi bạn đặt chân tới du lịch Hoa Kỳ

Đây là loại thức ăn nhanh thật sự phổ biến ở Mỹ
5.            Bánh Pizza

Những chiếc bánh pizza đặc biệt được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới và không ngoại lệ ở Mỹ, những chiếc bánh pizza bắt nguồn từ những câu chuyện về lần đầu tiên cà chua chuyển từ châu âu đến Nam Mỹ, khi đó các tầng lớp thượng lưu họ từ chối không ăn cà chua vì họ tin chắc rằng nó co độc, tuy nhiên ở thời kỳ đó những người nông dân họ lại quá nghèo nên họ bắt đầu sử dụng cà chua rải đều trên những chiếc bánh nướng của họ, nhiều thế kỷ sau đó họ cho thêm húng quế tơi và pho mát mozzarella và thế là những chiếc bánh pizza margherita cổ điển đã ra đời, ngày nay những chiếc pizza cùng vô vàn loại topping, các nguyên liệu được phủ lên trên như, pho mát, ngô, thịt bò, hải sản…, pizza đã chở thành một loại thức ăn nhanhđược ưa chuộng tại Mỹ.

Độc đáo ẩm thực vùng miền của Mỹ

Nhắc đến Mỹ ta thường hay nghĩ đến văn hóa thức ăn nhanh, bên cạnh đó cũng không ít các món ngon hấp dẫn đã làm nên thương hiệu của một số địa phương tại đất nước cờ hoa. Pizza New York, bánh chanh Florida, bánh mì kẹp xúc xích Chicago hay cua hoàng đế Alaska là những món ăn nhiều người ưa thích.
Bánh phô mai bít tết (cheesesteak), Philadelphia: Là một loại thức ăn nhanh khá phổ biến tại đây. Món bánh mì dài nhồi bít tết thái mỏng, hành và phủ phô mai là đồ ăn ưa thích ở Philadelphia. Các quán nổi tiếng nhờ món này là ở chợ Italy, South Philadelphia như Pat’s King of Steaks và Geno’s Steaks.

Bánh phô mai bít tết (cheesesteak) là một loại thức ăn nhanh khá phổ biến tại Philadelphia
Pizza cá, Chicago: Là một loại thức ăn nhanh khá độc đáo của Chicago. Pizza cá được nướng trên một khay tròn trong vòng 45 phút, trông giống bánh hơn là pizza. Món này được phủ rất nhiều phô mai và xốt cà chua, đặc biệt là món cá từ Giordano.
Beignets, New Orleans: Beignet là từ tiếng Pháp chỉ các loại bánh rán bằng dầu. Bánh ăn kèm khi uống cà phê, đây là sự giao hòa tuyệt vời giữa kiểu bánh của Pháp và donut của Mỹ.
Pizza kiểu New York: Loại thức ăn nhanh khá phổ biến nhưng theo kiểu NewYork sẽ có một số điểm đặc biệt hơn. Pizza với phần đế mỏng, giòn tan, cỡ lớn được phủ ooey-gooey mozzarella và một lớp xốt cà chua chính là pizza theo phong cách New York. Bột được nhồi thủ công bằng tay, rồi gấp lại để tiện khi ăn. Dạo bước trên những con phố ở Little Italy, New York, bạn sẽ dễ bắt gặp cả du khách lẫn người dân địa phương đang cầm trên tay những miếng pizza gấp nửa này. Chỉ riêng tại New York đã có hơn 400 nhà hàng pizza.
Bánh chanh, Florida: Món thức ăn nhanh này là sự kết hợp tuyệt vời của hai vị ngọt và chua. Người ta cho rằng loại bánh này do các ngư dân sáng tạo ra khi họ không có lò nướng hay sữa tươi. Bánh chanh được làm từ các nguyên liệu như nước cốt chanh, sữa đặc có đường và lòng đỏ trứng gà cùng lớp vỏ bánh giòn. Nhà hàng Mrs. Mac’s Kitchen ở Key Largo nổi tiếng với món bánh chanh này.

Món Bánh chanh, Florida, món thức ăn nhanh là sự kết hợp tuyệt vời của hai vị ngọt và chua
Bánh mì kẹp xúc xích, Chicago: Bánh mì xúc xích bò được phủ hành trắng thái hạt lựu, mù tạt vàng, dưa chua, cà chua, ớt chính là loại bánh đặc trưng ở Chicago. Điều đặc biệt là người Chicago không bao giờ cho tương cà vào loại bánh mì xúc xích này.
Burger “trâu”, Wyoming: Loại thức ăn nhanh này thực ra được làm từ thịt bò rừng Mỹ, loài động vật có vú được chăn thả ở miền tây nước Mỹ. Loại thịt này nạc và mềm hơn thịt bò thường, nổi tiếng ở quán Local Restaurant and Bar với giá 14 USD.
Hàu ở Seattle và Washington: Hàu được người Nhật phổ biến cho người Mỹ vào những năm 1900. Giờ đây, hàu Kumamoto được đánh bắt ở các con vịnh phía nam Puget Sound. Một trong những quán hàu nổi tiếng nhất là Ballard Annex Oyster House.
Cua hoàng đế Alaska: Đây được coi là loại cua hoàng đế ngon nhất thế giới, có lẽ một phần do độ nguy hiểm trong lúc đánh bắt, hoặc do những dòng nước băng giá ở Alaska tạo ra loại thịt cua thơm ngon bậc nhất. Để thưởng thức loại cua này, bạn chỉ cần vào trang web Great Alaska Seafood Company để đặt món mang đến tận nhà.

Đồ nướng barbeque Nam Mỹ: Sườn hoặc thịt vai heo được hun khói trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày trên than nóng, ăn kèm xà lách trộn, đậu bắp, các loại rau xanh hoặc bánh ngô.

Tổng hợp những loại burger được chứng nhận sao vàng Michelin (phần 2)

1.            Burger của nhà hàng NAHA (Chicago, Illinois):
Ở nhà hàng này, thực khách sẽ được phục vụ món buger chỉ gồm 1 lát bánh mì còn lại là phần topping để hở bên trên. Phần nhân sẽ gồm: 226g thịt bò nướng củi Angust, thịt ba chỉ heo nướng, nấm, thịt xông khói hoặc thậm chí là cả gan ngỗng. Tiếp đó là cà chua thái lát, rau diếp và hành tây chiên giòn, tất cả sẽ được dọn ăn kèm với khoai tây chiên.
2.            Burger của nhà hàng PUBLIC (New York, New York):
Món burger này được làm từ thịt nai nướng, sốt cà chua ớt và bánh mì phết tương miso. Sắn cắt lát sẽ được dọn như một món ăn kèm.

Món bánh mì hamburger của nhà hàng PUBLIC
3.            Burger của nhà hàng Sepia (Chicago, Illinois):
Món bánh mì hamburger này thì lại gồm thịt bò băm viên nướng, pho mát Camembert, mứt hành tây, hạt tiêu và chút sốt ailoi kẹp giữa bánh mì burger làm thủ công tại nhà.
4.            Burger của nhà hàng Solbar (Calistoga, California):
Chỉ đơn giản là thịt gà chiên, phô mai cheddar hạng nhất cùng với chút dưa chuột muối, ấy vậy mà món burger này đã khiến bao thực khách mê mẩn.
5.            Burger của nhà hàng  Spruce (San Francisco, California):
Món bánh mì hamburger nức danh này thì lại có vỏ bánh được làm dựa theo công thức bánh mì English muffin. Phần nhân ngoài thịt bò băm viên tuyệt hảo còn gồm cà chua, rau diếp, hành tây, củ hành đỏ muối chua, sốt remoulade và pho mát cheddar trắng, pho mát gruyère tùy chọn.
6.            Burger của nhà hàng The Breslin (New York, New York):
Đây là món bánh mì hamburger thịt cừu nức tiếng ăn kèm với pho mát feta, sốt mayonnaise thìa là. Thêm 1 điểm đặc biệt nữa là phần khoai tây chiên đi kèm nhất định phải được chiên tới 3 lần mới đúng điệu nhé!
7.            Burger của The Gage (Chicago, Chicago):
Đây là món burger thịt nai trứ danh của vùng Chicago với sự góp mặt của một loạt những loại topping như: sốt ailoi mù tạt, một lớp pho mát gouda xông khói, ớt tươi, hành tây muối và nấm rừng nhằm tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.

Xem thêm bánh hamburger tại nhà nhà hàng  nhà hàng McDonald’s


Món bánh mì hamburger của The Gage
8.            Burger của nhà hàng The Nomad (New York, New York):
Món bánh mì hamburger gà "sang chảnh" nhưng tuyệt ngon này gồm có: thịt gà băm nhuyễn, sốt mayonnaise cùng nấm truffle "đắt đỏ", gan ngỗng, dưa chuột muối kẹp trong lớp bánh mì Brioche thơm mềm.
9.            Burger của nhà hàng The Spotted Pig (New York, New York):
Món burger này được bầu chọn là 1 trong những món ngon nhất nước Mỹ bởi tạp chí Food & Wine. Phần nhân thịt bò của món burger là sự hòa quyện của 3 phần thịt ức, mông và nạc vai bò nên sẽ không còn gì bàn cãi về độ thơm ngon của nó nữa rồi. Cũng giống như các set ăn truyền thống, 1 phần khoai tây chiên thật giòn sẽ được dọn ăn kèm với chiếc siêu 'burger" này.

Tổng hợp những loại burger được chứng nhận sao vàng Michelin(phần 1)

Có thể nói, sao vàng Michelin là giải thưởng đáng mơ ước nhất của bất kỳ bếp trưởng, nhà hàng nào trên thế giới. Là một hạng mục trong cẩm nang ẩm thực – The Michelin Guide nổi tiếng, từ năm 1900 đến nay, sao vàng Michelin đã không ngừng phát triển cũng như khẳng định uy tín, sự danh giá và ảnh hưởng của mình đến nền ẩm thực toàn cầu. Việc nhận được sao vàng Michellin đồng nghĩa với việc không chỉ chất lượng món ăn, thái độ phục vụ, phong cách trang trí... mà tất cả những gì gắn liền với nhà hàng đó đều đã đạt tới chuẩn mực ẩm thực toàn cầu. Dưới đây là một số loại bánh mì hamburger đã nhận được chứng nhanh danh giá này.
1.            BK burger (nhà hàng Acadia, Chicago, Illinois):
Chiếc bánh mì hamburger này là một trong những món ăn đạt giải được tạo ra bởi bếp trưởng đạt sao vàng Michelin: Ryan McCaskey. Nó bao gồm 2 lớp pho mát gouda, bơ, dưa chuột muối cắt lát, thịt xông khói, thịt bò băm viên kẹp giữa 2 lát bánh mì nướng và được phục vụ với thứ sốt đặc biệt của nhà hàng
2.            Burger trắng (nhà hàng Ai Fiori, New York):
Điều tạo nên sự khác biệt của món bánh mì hamburger này là hương vị tuyệt vời đến từ pho mát trắng của Mỹ, phần nhân thịt bò băm thượng hạng nặng 225g cùng với sốt thịt xông khói và dưa chuột muối hiệu McClure. Món burger này sẽ được phục vụ kèm "pommes dauphines" - một loại sốt làm từ khoai tây nghiền và bánh su kem.

Món bánh mì hamburger trắng của nhà hàng Ai Fiori
3.            Burger của nhà hàng Andre (Las Vegas, Nevada):
Phần sốt hành camarel cùng với pho mát Roquefort thượng hạng quyện với nhân bò băm viên tuyệt hảo đã làm nên món bánh mì hamburger nức danh này.
4.            Burger thịt thăn bò (nhà hàng Aureole, Las Vegas, Nevada):
Món bánh mì hamburger này thì lại có hương vị vô cùng hấp dẫn bởi những lát thịt xông khói chiên giòn, chút salad quả bơ kiểu Mexico và sốt chipotle.

Món bánh mì hamburger thịt thăn bò của nhà hàng Aureole
5.            Burger của nhà hàng Blackbird (Chicago, Illinois):
Thay vì dùng vỏ bánh mì như bình thường, ở món bánh mì hamburger này, phần vỏ bánh lại được làm từ bột khoai tây. Phần nhân bao gồm: thịt sườn heo nướng, pho mát Blackbird Mỹ, thìa là, bơ, hành tây và sốt mù tạt. 
6.            Burger của nhà hàng Longman & Eagle (Chicago, Illinois):
Đây được cho là món bánh mì hamburger yêu thích của tỷ phú Donald Trump với hương vị tuyệt hảo đến từ thịt bò băm viên hiệu Slagel Family Farm, pho mát cheddar chảy, thịt xông khói và bánh mì mè làm thủ công.
7.            Minetta Burger (nhà hàng Minetta Tavern, New York, New York):
Phần thịt bò băm trong món bánh mì hamburger này được làm từ thịt bò khô "dry-aged beef" đắt đỏ ("làm khô" trong nhiệt độ lạnh bằng cách treo ngược tảng thịt tươi từ 7 -10 ngày để ra hết máu nhưng thịt vẫn giữ được độ ngọt và trở nên mềm hơn). Thêm vào đó là sốt hành caramel, cà chua, rau diếp và khoai tây chiên dọn ăn kèm.

Xem thêm bánh hamburger tại nhà nhà hàng  nhà hàng McDonald’s

Tìm hiểu về hệ thống trường Hamburger University nổi tiếng thế giới

Bạn đã bao giờ nghe đến trường đại học chuyên về bánh mì hamburger chưa? Với tỷ lệ học sinh được chọn vào học thấp hơn 1%, chương trình tập huấn khắc nghiệt của Hamburger University (HU) tại Thượng Hải còn khó vào hơn cả Harvard.Sinh viên HU tại các chi nhánh ở Mỹ có thể học đến 26 tín chỉ tương đương với chương trình Cao đẳng hoặc Đại học của hơn 1.600 trường Cao đẳng và Đại học tại Mỹ. 

Hamburger University là trường đại học chuyên về bánh mì hamburger
HU hiện nay có đến 07 campus trong đó bao gồm ở Oak Brook, Illinois, Mỹ; Tokyo; London; Sydney; Munich, São Paulo và Thượng Hải. Campus thứ 08 dự tính sẽ mở cửa vào cuối năm nay tại Moscow, Nga. Được thành lập vào năm 1961, HU sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập vào năm tới. Tính đến nay, trường đã có hơn 275.000 sinh viên tốt nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về HU từ khi mới bắt đầu thành lập đến nay nhé!
Gần 55 năm trước, chuỗi nhà hàng McDonald’s trở thành nhà hàng đầu tiên mở trung tâm đào tạo và lãnh đạo trên toàn cầu.HU chia sẻ phương pháp tập huấn của mình với những nhà hàng khác nhằm cải thiện ngành công nghiệp dịch vụ.

HU là trung tâm đâò tạo về hamburger do chuỗi nhà hàng McDonald’s thành lập
HU được thành lập đầu tiên vào năm 1961 ở tầng hầm của nhà hàng McDonald’s tại Elk Grove Village, Illiois bởi Fred Turner, người đầu tiên nướng hamburger cho nhà hàng McDonald’s. Sau đó ông trở thành CEO trong suốt 20 năm.Khóa học tốt nghiệp đầu tiên vào năm 1961 có 14 sinh viên. Hiện nay, HU có hơn 200 sinh viên trong một lớp học. Chỉ riêng năm nay, HU đã hoàn thành hơn 60 cuộc tập huấn “Quản lý Nhà hàng”.
Hơn 40% lãnh đạo cấp cao của “đế chế” bánh mì hamburgerMcDonald’s tốt nghiệp từ HU.HU có 16 giảng viên toàn thời gian tại Mỹ có khả năng giảng dạy bằng 28 ngôn ngữ khác nhau.Tất cả đồ ăn trong phòng bếp và phòng thí nghiệm đều là giả.
HU tập trung đào tạo sinh viên và nhân viên viên cũng như các đối tác nhượng quyền về kỹ năng vận hành cửa hàng, nhấn mạnh về dịch vụ, chất lượng, vệ sinh để giúp họ chuẩn bị cho vị trí quản lý trong tương lai.Cách thức giảng dạy càng ngày càng tiến bộ từ những thước phim tập huấn vào năm 1961 cho đến cung cấp cơ hội thực hành trong môi trường mô phỏng năm 2015.
Trong lúc thực tập, sinh viên được khách hàng kiểm tra bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi và gọi món phức tạp hơn. 
Ông Ray Kroc, người Illinois, mua nhà hàng McDonald’s vào năm 1961 với trị giá $2,7 triệu (hơn 60 tỷ đồng) và biến McDonald’s thành chuỗi thức ăn nhanh đem lại nhiều lợi nhuận nhất trên toàn cầu với hình thức kinh doanh “three-legged stool”- quan hệ giữa người điều hành, nhà cung cấp, và nhân viên. Phương pháp này vẫn còn được giảng dạy tại HU. 
Oak Brook, Illinois là nơi đào tạo nhân viên đầu tiên của HU và cũng là văn phòng của McDonald’s.Cơ sở vật chất trị giá 40 triệu đô la Mỹ được mở vào năm 1983 trên khuôn viên ở Oak Brook (Illinois) với diện tích rộng hơn 32 hecta.
HU Oak Brook (Illinois) có 17 lớp học, 03 nhà bếp thí nghiệm, thính phòng với 300 chỗ ngồi và 08 phòng học nhóm tương tác. 
HU Oak Brook (Illinois) còn có viện bảo tàng lịch sử của McDonald’s mang tên “Heritage Hall” (tạm dịch: Đại sảnh Di sản).Nơi đây được cập nhật liên tục hằng năm để lưu giữ những thay đổi của công ty. HU Oak Brook có thể là ngôi trường ra mắt đầu tiên nhưng HU Tokyo lại là ngôi trường cao chọc trời được xây vào 1971. HU Munich được xây vào năm 1985 với kiến trúc hiện đại.
HU mới nhất được xây ở Thượng Hải vào năm 2010. Với tỷ lệ học viên được nhận thấp hơn 1%, chỉ 08 trong số 1.000 đơn nhập học được chấp nhận. HU Thượng Hải còn khó vào hơn cả Harvard (tỷ lệ nhập học là 5,9%).Những ai tốt nghiệp từ HU còn nhận được tấm bằng Đại học về “Hamburgerology” độc nhất vô nhị nữa nhé!
Tuy mang cái tên khá hài hước nhưng Đại học Hamburger lại có một chương trình tập huấn riêng và khắc nghiệt, đem lại nhiều cơ hội thực tập cho sinh viên, nhân viên cũng như các đối tác nhượng quyền. 

Những quy tắc cơ bản trong văn hóa ẩm thực của một số quốc gia (phần 2)

1.            Mexico
Lời khuyên cho các bạn là khi đến Mexico nên ăn loại thức ăn nhanhtaco bằng tay, vì hành động ăn taco bằng dao và nĩa được cho là kênh kiệu và ngớ ngẩn.

Khi đến Mexico, lời khuyên cho bạn là nên ăn loại thức ăn nhanh taco bằng tay
Ngược lại, ở Chile và Brazil, không bao giờ dùng tay chạm vào thức ăn
Trong văn hóa ăn uống của người Chile, nếu bạn chạm tay vào thức ăn thì đó được xem là một hành động bất lịch sự. Ở Brazil cũng vậy, thậm chí cả với các loại thức ăn nhanh như pizza và burger cũng được ăn bởi  dao và nĩa.
2.            Ý
Cho thêm phô mai rắc lên phần trên của loại thức ăn nhanh như pizza được xem là hành động “tội lỗi”. Và không phải tất cả các loại mì Ý đều dùng phô mai parmesan. Bạn sẽ nhận được những ánh nhìn khó hiểu từ người đầu bếp lẫn phục vụ khi đang thưởng thức món bucatini all’amatriciana cổ điển mà lại hỏi thêm parmesan, vì loại phô mai được dùng trong món này là pecorino. Quy tắc vàng: Người khác cho thì hãy nhận và đừng xin thêm.

Tại Ý, đối với loại thức ăn nhanh như Pizza, bạn không nên xin thêm phô mai
Ngoài ra, Capuccino, món cà phê trứ danh của Ý cũng không được dùng từ sau 12h trưa bởi Capuccino có thể thay thế cả bữa ăn do tạo cảm giác đầy bụng khi dùng cùng những loại thực phẩm khác. Nếu bạn muốn tỉnh táo hơn, hãy gọi 1 espresso thay vì cappuccino.
3.            Nga
Người Nga uống vodka nguyên chất từ chai rượu và thậm chí còn không cho đá vào. Họ cho rằng rượu Vodka nếu cho thêm bất cứ thứ gì vào sẽ làm hỏng đi sự tinh khiết của nó (beer là ngoại lệ duy nhất có thể mix với vodka).Khi được một người Nga mời rượu vodka, đó là dấu hiểu của sự thân thiện và tin tưởng, nên nhận lời mời rượu cũng như là nhận lấy lòng thiện cảm của họ dành cho mình.
4.            Bồ Đào Nha

Ở Bồ Đào Nha, nếu muối và tiêu không có sẵn ở trên bàn, đừng hỏi phục vụ đem thêm gia vị đến vì đó được xem là một sự mỉa mai với tay nghề nấu nếm của người đầu bếp. Quy tắc trong bữa ăn ở Bồ Đào Nha là hãy hài lòng với những gì bạn đang có kể cả các loại thức ăn nhanh truyền thống.

Những quy tắc cơ bản trong văn hóa ẩm thực của một số quốc gia

Với một tín đồ yêu du lịch và thích khám phá những chân trời mới thì việc “nhập gia tùy tục” trong từng nền văn hóa khác nhau là một điều rất cần thiết. Văn hóa thức ăn nhanh, dùng thìa hay không dùng thìa,… đều ẩn chứa nhiều điều thú vị. Dưới đây là những tips giúp bạn tránh khỏi phút bối rối không đáng có khi tham gia vào một bữa tiệc ở một vài quốc gia trên thế giới
1.            Thái Lan
Ở Thái Lan, trừ trường hợp là các món thức ăn nhanh hay đồ ăn vặt, trong những bữa cơm thì nĩa không phải là dụng cụ mà chúng ta dùng để ăn trực tiếp mà chỉ được dùng để giúp ta đẩy phần thức ăn vào thìa. Trường hợp đặc biệt là những bữa ăn không có cơm hay xôi mà chỉ có thức ăn mặn thì chúng ta vẫn có thể dùng nĩa. Ngoài ra, người Thái Lan cũng không hề dùng đũa trong bữa cơm như người Việt Nam.

Các món ăn thông thường, kể cả thức ăn nhanh, người Thái đều không dùng nĩa
2.            Các nước Trung Đông, Ấn Độ và một vài nước châu Phi
Có lẽ những người thuận tay trái sẽ phải cân nhắc khi đến những nước này vì người bản địa ở đây cho rằng tay trái không được sạch sẽ. Vì thế, tay trái tuyệt đối không được dùng để cầm nắm thức ăn, kể cả các loại thức ăn nhanh thông thường hay thậm chí là dụng cụ nhà bếp như đũa, đĩa thức ăn và lọ muối mà chỉ được dùng cho những “hành động khác liên quan đến cơ thể con người”.

Tay trái tuyệt đối không được dùng để cầm nắm thức ăn, kể cả các loại thức ăn nhanh thông thường hay thậm chí là dụng cụ nhà bếp như đũa, đĩa
3.            Pháp
Nếu sau một bữa ăn thân mật và bạn có ý hào phóng thì hãy đề nghị trả hết cho bữa ăn, người Pháp không thích sự rắc rối nên họ không thích làm phép tính toán phân chia sau mỗi bữa ăn. Quy tắc là hãy trả hết cả bữa ăn hay để một người khác làm điều đó.
4.            Trung Quốc

Khi ăn xong mặt trên của cá, đừng lật cá lại về phần bên kia vì đó là hành động tượng trưng cho điềm xấu, những người Trung Quốc mê tín cho rằng lật ngược cá gợi lên hình ảnh chiếc tàu của người ngư dân bị lật giữa biển. Những người mê tín hơn nữa có thể bỏ cả phần dưới của cá, hoặc một số  người thì rút phần xương để dùng đến phần dưới mà không cần phải lật cá.

Nhà hàng McDonald’s và ngành công nghiệp thức ăn nhanh (phần 2)

Trải qua nhiều thập niên, nhà hàng McDonald’s vẫn chiên khoai tây trong hỗn hợp pha chế khoảng 7% dầu hạt bông và 93% mỡ bò. Cách pha chế này giúp cho đồ chiên trong món hamburger của cửa hàng McDonald’s có được hương vị rất độc đáo, đậm đà.


Hệ thống cửa hàng McDonald’s chuyển sang sử dụng dầu thực vật
Từ năm 1990, sau khi bị dư luận công kích về hàm lượng cholesterol trong các món chiên, hệ thống cửa hàng McDonald’s chuyển sang sử dụng dầu thực vật. Sự chuyển đổi này đặt ra thách thức cho hãng: Làm thế nào để món khoai tây chiên có được hương vị bò mà không phải chiên trong mỡ bò? Câu hỏi cuối cùng cũng có lời giải đáp. Hãy xem qua thành phần trong nguyên liệu của món khoai tây chiên bạn có thể hiểu ngay bài toán khó đó đã được giải quyết như thế nào. Ở cuối danh sách các loại nguyên liệu là dòng chữ vô thưởng vô phạt: “Hương liệu tự nhiên”..
Từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, ngành công nghiệp hương liệu tại Mỹ đã khởi sắc, giúp khắc phục khiếm khuyết to lớn của ngành công nghệ đóng hộp, đông lạnh và ép sấy lạc hậu là hủy hoại hương vị thực phẩm; khiến các hãng có thể tạo ra nhiều sản phẩm thơm ngon. Thực tế, nếu không có ngành công nghiệp này, công nghiệp đồ ăn nhanh ngày nay không thể nào tồn tại, các chuỗi nhà hàng kinh doanh đồ ăn nhanh như nhà hàng McDonald’s và thực đơn đắt hàng của họ không thể trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu, ghi dấu ấn vào nền văn hóa ẩm thực chung của nhân loại. Mặc dù vậy, rất ít người biết đến công ty sản xuất hương liệu, nơi nghiên cứu hương vị cho đồ ăn nhanh. Những công ty hàng đầu cũng không bao giờ để lộ thông tin về công thức thành phần hương liệu hay danh tính khách hàng. Sự bảo mật này vô cùng cần thiết cho việc bảo vệ danh tiếng của những thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng. Một điều rất dễ hiểu là các nhà hàng đều muốn công chúng tin rằng hương vị đặc thù sản phẩm của mình bắt nguồn từ bếp nấu chứ không phải từ một nhà máy xa xôi nào đó.

Hệ thống nhà hàng McDonald’s có sự liên kết chặt chẽ với các công ty cung cấp hương liệu và nguyên liệu

Ngành công nghiệp hương liệu Đường cao tốc New Jersey chạy xuyên qua vùng trung tâm của ngành công nghiệp sản xuất hương liệu, nơi bao gồm các nhà máy tinh chế dầu và hóa chất lớn. International Flavors & Fragrances (IFF) – công ty hương liệu số 1 thế giới có cơ sở sản xuất tọa lạc tại Đường 8A, Dayton, New Jersey; Givaudan, công ty hương liệu lớn số 2 thế giới có nhà máy tại Đông Hanover. Haarmann & Reimer – công ty hương liệu lớn của Đức đặt nhà máy tại Teterboro, Takasago – công ty hương liệu lớn nhất của Nhật cũng có nhà máy ở đây; Flavor Dynamics có nhà máy ở Nam Plainfield; Frutarom ở Bắc Bergen; Elan Chemical ở Newark. Và rất nhiều nhà máy chế biến hương liệu ở khu vực giữa Teaneck và Nam Brunswick. Thực tế, 2/3 sản lượng hương liệu của những nhà máy này cung cấp cho thị trường Mỹ.