Hệ thống cửa
hàng McDonald'skinh
doanh dịch vụ thực phẩm thức ăn nhanh hàng đầu thế giới, với 34.500 cửa hàng phục
vụ hơn 69 triệu thực khách mỗi ngày tại hơn 100 quốc gia. Hiện tại chuối cửa
hàng thức ăn nhanh McDonald’s vào Việt Nam dưới hình thức “giấy phép phát triển”
đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Dưới ddaay sẽ phân tích rõ hơn về xu hướng
liên doanh và nhượng quyền thương mại cùng hình thức cấp “giấy phép phát triển”
ở trường hợp của chuỗi cửa hàng McDonald’s.
Hệ
thống cửa hàng McDonald's hiện là “đế chế” thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới
Liên
doanh và nhượng quyền thương mại - xu thế chung
Doanh nghiệp(DN) liên doanh là DN do
hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Trong
đó, DN liên doanh có những đặc điểm: Đối với các nhà đầu tư trong nước, khi
tham gia DN liên doanh, ngoài việc phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp, nhà
đầu tư VN còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình
độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được
đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn
xa lạ nếu không có nhà đầu tư trong nước thì sẽ gặp rất nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, hình thức DN liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng
buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không
chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh
doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.
Còn nhượng quyền thương mại là việc
cho phép bên nhận nhượng quyền được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình
thức và phương pháp kinh doanh đúng với khuôn mẫu của bên nhượng quyền trong một
thời hạn nhất định, để hưởng một khoản lợi nhuận theo thỏa thuận giữa hai bên.
Bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện kinh doanh và hỗ
trợ thành viên gia nhập hệ thống, và được nhận một khoản phí từ bên nhận quyền.
Về vốn, bên nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của
người khác nên giảm đươc chi phí thâm nhập thị trường.Thời gian, hình thức nhượng
quyền sẽ giúp DN xây dựng sự hiện diện thương mại một cách nhanh chóng cả trong
và ngoài nước. Bên nhận quyền sẽ được truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí
quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền đã thành công qua những lần trải nghiệm
trên thương trường, nên sẽ không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển
ban đầu.Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu
và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng
thời, bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền, nhờ
đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình.
Tuy nhiên, đối với bên nhượng quyền
thì việc lựa chọn đối tượng để nhượng quyền rất quan trọng, vì nếu lựa chọn sai
sẽ dễ gây ảnh hưởng tới uy tín. Còn bên nhận chuyển nhượng sẽ rất quan trọng
khi lựa chọn bên chuyển nhượng, bởi bên nhận nhượng quyền phải bỏ vốn để kinh
doanh thì thương hiệu, kinh nghiệm quản lý của bên chuyển nhượng ảnh hưởng rất
lớn đến thành công của bên nhận chuyển nhượng.
Giấy
phép phát triển -lợi thế của “kẻ đến sau”
Vào thị trường VN với cách thức “giấy
phép phát triển”, nhiều ý kiến cho rằng đó chính là lợi thế của chuỗi cửa hàng
thức ăn nhanhMcDonald's.Mặc dù khái niệm “giấy phép phát triển” đã được nhắc đến
trong khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP: "Hợp đồng phát triển quyền
thương mại là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cấp cho
bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh
doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý
nhất định”. Tuy nhiên, sau đó khái niệm này lại hoàn toàn không được nhắc đến,
cũng như thực tế chưa có DN nào tại VN thực hiện loại hợp đồng này.
Vào
thị trường VN với cách thức “giấy phép phát triển”, nhiều ý kiến cho rằng đó
chính là lợi thế của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald's
Điểm khác biệt cơ bản giữa giấy phép
phát triển với nhượng quyền thương mại đó là ngoài việc bên được cấp phép không
những được cung ứng sản phẩm của bên cấp phép mà còn có thể phát triển thêm sản
phẩm khác với thương hiệu mà bên cấp phép đã chuyển giao. Ưu điểm của hình thức
này là việc cấp phép giúp DN sở hữu các thương hiệu được ưa chuộng có thể khai
phá giá trị tiềm ẩn và đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn như những sản phẩm
phụ kiện, hoặc mở rộng sang ngành nghề khác mà không phải bỏ vốn để kinh doanh.
Đối với những Cty được cấp phép thì được quyền sáp nhập một số tài sản vào mặt
hàng kinh doanh nếu như bình thường thì họ không sở hữu chúng.Nhưng tiếp cận được
các thương hiệu có uy tín sẽ đem lại cho họ sức mạnh tiếp thị mà thương hiệu lớn
mang lại cho các sản phẩm của DN được cấp phép. Bởi việc xây dựng thương hiệu
có thể mất nhiều năm, tốn hàng triệu USD và rất nhiều may rủi. Việc được cấp
phép sẽ giúp các Cty đi thuê có cơ hội tiếp cận ngay với toàn bộ thương hiệu và
hình ảnh tốt đẹp đã được tạo dựng từ trước, cũng như uy tín từ Cty cấp
phép.Nhưng hình thức này không phải không có nhược điểm: Xuất phát từ việc một
DN khác sử dụng thương hiệu của mình nên việc lựa chọn bên để cấp phép chuyển
quyền là rất khắt khe và khó khăn, bởi lẽ nếu chỉ kinh doanh các hàng hoá của
bên cấp phép thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến bên cấp phép, nhưng bên được
cấp phép còn có thể kinh doanh mặt hàng khác nữa nên việc kinh doanh thất bại
có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như thương hiệu của bên cấp phép.
Về phần bên được cấp phép cũng phải có
sự đầu tư, chuẩn bị về địa điểm, con người để đáp ứng được những yêu cầu rất
cao của bên cấp phép mới được chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét