Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Cách thức hệ thống chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s hoạt động tại Việt Nam(phần 2)

Với sự mới xuất hiện của giấy phép phát triển, nó đem đến cho giới thương nhân VN một loại hình thức kinh doanh mới, nhiều lợi ích cũng như tiềm ẩn không ít thách thức. Thách thức khiến doanh nhân bản địa e dè nhất khi “nhượng quyền” kiểu hệ thống cửa hàng McDonald’s là mọi thứ cần phải được xác định rõ ràng và thực hiện trong cùng một cách thức. Bởi có thể nhiều DN đang nghĩ rằng, nhượng quyền là trả cho ai đó một số tiền để được sở hữu tất cả chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp thị, chiến lược điều hành và luôn cả danh tiếng của họ.Điều đó quả thực hơi vượt quá bản chất của hình thức nhượng quyền kiểu McDonald’s. Khi hoạt động kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, DN bản địa đang khai thác thế mạnh của hệ thống quản lý cũng như thương hiệu đã được kiểm chứng và thử thách qua thời gian, vì thế, buộc phải tuân thủ theo “luật chơi” của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanhMcDonald's.

Khi “nhượng quyền” kiểu hệ thống cửa hàng McDonald’s thì mọi thứ cần phải được xác định rõ ràng và thực hiện trong cùng một cách thức

Cần tiềm lực tài chính

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn sắp mở cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s. Muốn làm được việc đó, bạn cần phải mua giấy phép phát triển của McDonald’s. Để có đủ tư cách của một chủ cơ sở nhượng quyền theo quy ước thông thường, trong ví bạn phải có 175 ngàn USD. Nhưng chi phí cho việc mở cửa hàng như thuê mặt bằng, xây dựng, trang trí, mua sắm thiết bị … sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ 430 ngàn đến 750 ngàn USD, và 40% trong số này phải do bạn tự đầu tư. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư (phí chuyển nhượng, thuê mặt bằng, thiết bị, trang trí nội thất) cho mỗi cửa hàng McDonald’s có thể vào khoảng 214.000 - 2,1 triệu USD.

Tổng vốn đầu tư (phí chuyển nhượng, thuê mặt bằng, thiết bị, trang trí nội thất) cho mỗi cửa hàng McDonald’s có thể vào khoảng 214.000 - 2,1 triệu USD
Bạn sẽ trả trực tiếp cho McDonald’s số tiền 45 ngàn USD gọi là phí đăng ký nhượng quyền ban đầu. Những chi phí khác sẽ được thanh toán cho các nhà cung ứng, vì thế đây là loại phí duy nhất bạn phải trả cho McDonald’s. Sau đó, bạn sẽ tham gia một khoá huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng, nơi bạn được dạy về các phương pháp làm việc theo đúng phong cách đặc trưng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanhMcDonald’s như: tiêu chuẩn chất lượng, cung cách phục vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng món trong thực đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát… Bạn buộc phải chấp nhận điều kiện chỉ được mở một cửa hàng McDonald’s tại một địa điểm nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 20 năm, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về bài trí cửa hàng, tuyển dụng nhân viên… và tất cả những yếu tố khác nữa, sao cho cửa hàng McDonald’s của bạn toát lên được “thần thái” của một McDonald’s thực sự.
Sau khi bạn kết thúc khoá huấn luyện và đã sẵn sàng bắt tay vào việc, Mc Donald’s sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm kinh doanh đã được lựa chọn từ trước. Mặt ngoài của toà nhà sẽ được hoàn thiện, nhưng bạn phải chú ý phần nội thất bên trong sao cho có thể sắp xếp một cách hợp lý các thiết bị nhà bếp, chỗ ngồi, cảnh quan trang trí… Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ một nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn của McDonald’s, người sẽ định kỳ ghé thăm cơ sở kinh doanh của bạn, cho bạn những lời khuyên hữu ích, cũng như hướng dẫn và giải thích mọi việc một cách chi tiết. Bạn sẽ trả cho McDonald’s khoản phí hàng tháng là 4% trích từ doanh thu bán hàng, và cộng thêm tiền thuê mặt bằng ít nhất cũng chiếm 8,5% nữa. Lợi nhuận từ cửa hàng của bạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ vị trí tọa lạc và thói quen của cư dân trong khu vực, cho đến hiệu quả của việc kiểm soát chi phí, kể cả khả năng điều hành và tổ chức hoạt động kinh doanh của bạn.Vậy bạn có phải là chủ cơ sở kinh doanh của mình không? Ở một vài khía cạnh thì câu trả lời là không. Bạn vẫn phải báo cáo với một người nào đó, và thực hiện công việc theo những chỉ dẫn của họ. Về thực chất, bạn không làm chủ hoạt động kinh doanh đó, mà chỉ sở hữu số tài sản bạn đầu tư để tạo dựng cơ sở kinh doanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét