Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

9 đại diện tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực nước Mỹ (Phần 1)

Nền văn hóa ẩm thực của Mỹ là kết hợp của nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau chứ không phải phát sinh và phát triển tự nhiên trong quá trình hình thành đất nước. Bên cạnh việc nổi tiếng về xử sở của các loại thức ăn nhanh thì nền ẩm thực của xứ sở cờ hoa còn nhiều điều thú vị cho ta tìm hiểu.

1.            Apple pie

Apple pie theo người Anh du nhập vào Hoa Kỳ, gốc gác chính là loại bánh Tart ở Châu Âu. Cho đến ngày nay thì Apple pie đã trở thành 1 trong các loại bánh truyền thống của Hoa Kỳ, nếu không muốn nói là “truyền thống nhất”… Vì hễ nói đến pie, người Mỹ sẽ nghĩ ngay đến Apple pie, dù rằng có rất nhiều loại pie.

2.            Taco

Một món ăn khá ngon, có nguồn gốc ở Mexico nhưng cực phổ biến ở Mỹ. Taco có nhiều dạng – có thể coi như một dạng sandwich – loại thức ăn nhanh của Mexico. Thường vỏ ngoài làm bằng ngô nghiền nát, như kiểu corn chips (bim-bim ngô). Khi ăn, người ta thường xúc nhânthịt (hoặc đỗ cho người ăn chay) vào cùng với một số loại xà lách, ớt ngâm dấm, kem chua và quả bơ. Rất muôn hình vạn trạng nhưng đặc điểm chính của món ăn là cay. Taco sang đến Mỹ và một số nước phương Tây thì được “Tây hoá”. Có rất nhiều loại nhân, và dĩ nhiên cả vỏ bánh cũng được biến dạng nhiều.

Taco được xem như là loại loại thức ăn nhanh đặc trưng của Mexico

3.            Burrito

Câu chuyện về món bánh burrito bắt nguồn từ sáng kiến của người đàn ông tên Juan Mendez, một người bán thức ăn dạo trong giai đoạn cách mạng Mexico (1910-1921) tại khu Bella Vista ở Ciudad Juárez, Chihuahua. Để giữ thức ăn nóng, Juan đã nghĩ ra cách gói phần nhân lại bằng chiếc bánh ngô lớn, bên ngoài gói thêm một lớp giấy. Thực khách rất ưa chuộng món ăn này, gọi nó là món burrito, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “con lừa nhỏ”. Tên gọi này bắt nguồn từ hình ảnh phần bánh bột dư ở góc chiếc bánh trông như cái tai lừa nhỏ và từ việc chiếc xe bán thức ăn ngày đó thường do lừa kéo.
Điều thú vị là burrito được ưa chuộng ở Mỹ hơn hẳn ở Mexico. Nhiều nhà hàng ở phía Nam hoặc trung tâm Mexico không bán loại bánh này, trừ những lúc họ phải đón nhiều khách du lịch đến từ Bắc Mỹ. Burrito có phần vỏ là bánh bột ngô Tortilla (đường kính 24.5 cm hoặc hơn) và phần nhân là thịt bò, gà hoặc heo. Phần vỏ bánh ngô thường có màu ngà truyền thống hoặc màu xanh, vàng hay đỏ; được nướng hoặc hấp sơ cho có độ mềm để gói phần nhân phía trong.

4.            Macaroni

Macaroni là một loại nui tròn, ngắn, cong, làm từ bột mì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nấu chín và dọn dùng chung với phô mai ở khắp nước Ý trong vòng hơn 500 năm qua. Món này du nhập vào nước Ý nhờ Marco Polo. Đến thế kỷ 18, các dạng khác nhau của món nui này trở nên nổi tiếng khắp châu Âu. Trong quá trình đi tìm thuộc địa, người Anh đã mang món ăn này tới Bắc Mỹ. Từ những năm 1800, thực đơn của nhiều phiên bản macaroni và phô mai đã xuất hiện trong các cuốn sách hướng dẫn nấu ăn tại Mỹ. Theo tác giả của cuốn Từ điển ăn uống của Mỹ, John Mariani, macaroni và phô mai xuất hiện ở Mỹ từ thế kỷ 19 và ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống người Mỹ. Thomas Jefferson (1743–1826) – Tổng thống đời thứ 3 của Mỹ từng chiêu đãi món này trong một bữa tiệc tại Nhà Trắng vào năm 1802.

5.            Hamburger

Phổ biến nhất nước Mỹ và có sức ảnh hưởng to rộng trên thế giới phải kể đến thức ăn nhanh. Hình ảnh những quầythức ăn nhanh(fastfood) mở cửa 24/7 tràn ngập trên bản đồ ẩm thực thế giới với tiêu chí nhanh-gọn-đủ chất đã trở thành một trong những biểu tượng đáng tự hào của nền ẩm thực dễ tính này. Một trong số đó là hamburger, có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg, Đức, một người dân từ Hamburg được gọi là “Hamburger”; theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này.

Hamburger là loại thức ăn nhanh có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới

(Tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là “thịt nướng Hamburg” (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát mì, và được gọi là “bánh kẹp Hamburg” (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành “hamburger” hay “burger”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét