Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Đặc trưng văn hóa ẩm thực của người dân Mỹ

Phong cách sinh hoạt và làm việc của người Mỹ luôn gắn liền với sự nhanh chóng và gọn gàng. Đó cũng là lý do khiến hamburger trở thành món ăn được ưa chuộng trong cuộc sống hàng ngày của họ.Hamburger rất phổ biến ở Mỹ nhưng Mỹ lại không phải là quê hương sản sinh ra món thức ăn nhanh này.

Tuy hamburger là đặc trưng của xứ cờ hoa nhưng món thức ăn nhanh này không phải xuất xứ từ Mỹ
Tên gọi của loại bánh mì kẹp thịt này bắt nguồn từ thành phố Humburg, nước Đức. Ở Đức, ban đầu món này được mọi người gọi là “thịt nướng Hamburg” vì nguyên liệu chính của bánh lá thịt bò xay được nướng. Trong khi đến Mỹ, món thịt nướng này lại được kết hợp thêm với hai vỏ bánh mì tròn bên ngoài nên nó lại có thêm một tên gọi khác là “bánh kẹp Hamburg”. Cứ thế, tận đến một thời gian dài sau đó, hai tên gọi trên mới được kết hợp lại với nhau và chúng ta có món “hamburger” như ngày nay. Và cho tới ngày nay, hình ảnh một người dân Mỹ vội vã đến công ty với một cốc café và 1 chiếc hamburger đã trở nên quá quen thuộc và thậm chí món thức ăn nhanh này đã dẫn trở thành biểu tượng ẩm thực của đất nước cờ hoa.
Tuy nhiên, các món hamburger sau này lại đa dạng hơn nhiều, ngoài hai lát bánh mì tròn kẹp bên ngoài, rau xanh, nhân bên trong không chỉ có thịt bò mà còn thể thay thế bằng thịt heo, cá, gà,…thậm chí là các món chay. Đó là lý do các bạn sẽ có thể nghe cái tên “burger” để gọi chung cho các loại bánh này. Dùng hamburger, nếu không có tương hay sốt đi kèm coi như bạn đã không thể thưởng thức hết hương vị đậm đà của mónthức ăn nhanh này. Bạn có thể dùng hamburger cùng với tương ớt, tương cà, một số loại sốt đặc trưng khác nữa nếu bạn cảm thấy thích. Ngoài ra nếu có thêm một phần khoai tây chiên kèm theo thì không còn gì thích thú hơn bằng.

Tuy là một loại thức ăn nhanh bình thường nhưng hamburger dần dần đã trở thành biểu tượng của văn hóa ẩm thực Mỹ

Chính hương vị đặc trưng bởi sự hòa quyện của thịt xay, rau xanh và sốt nhưng lại gọn nhẹ và dễ dàng thưởng thức, hamburger cứ thế nhanh chóng hòa nhập và trở nên một món ăn truyền thống của Mỹ. Từ món hamburger từ ban đầu, đã có rất nhiều loại khác nữa đã được hình thành và phát triển tại khắp mọi nơi trên đất Mỹ. Lịch sử phát triển của món thức ăn nhanhnày tại Mỹ phải kể đến những cái tên như chuỗi cửa hàng White Castle của ông J. Walter Anderson, cửa hàng McDonald của hai an hem Maurice và Richard McDonald, sau đó còn có Burger King, Wendy’s và Carl’s Jr…

Sự đa dạng đến từ McDonald’s – chiến lược thâm nhập thị trường thông minh

Nhắc đến McDonald’s thì cả nước Mỹ không ai là không biết – đó là gương mặt thành công với biểu tượng của thức ăn nhanh. Đến nay thì hệ thống nhà hàng McDonald’s đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, sự phát triển hùng mạnh của chuỗi nhà hàng chính là bí quyết thành công của McDonald’s.

McDonald’s – biểu tượng của ngành công nghiệp thức ăn nhanh
Người ta thường nghĩ rằng nhà hàng McDonald’s thì ở đâu cũng đều được thiết kế giống nhau, điều này thực tế thì không hoàn toàn đúng. Nhà hàng ở Ấn độ không có sử dụng thịt bò, chỉ có món Coke là giống các nhà hàng McDonald’s bên Hoa Kỳ mà thôi. Tại Úc, bánh mì của Big Mac có vẻ mềm hơn có lẽ do cách pha trộn bột như thế nào đó, một số quốc gia Á châu thì đòi hỏi 1 lượng củ hành y nhau ở món hamburger regular cũng như ở món quarter pound. Các loại sauce sử dụng cũng thay đổi ít nhiều tùy theo từng quốc gia. Chẳng hạn dầu trộn salade ở Bắc Mỹ có vẻ sệt và béo hơn dầu ở Âu châu có khuynh hướng nhẹ hơn .

Chuỗi nhà hàng McDonald’s được thiết kế theo chiến lược địa phương hóa
McDonald’s thành công lớn nhờ vào óc thực tế, sáng tạo ( innovation) cũng như rất linh hoạt, biết thích ứng vào khung cảnh của mổi xã hội và của từng quốc gia .
Món chủ lực chính của đế chế thức ăn nhanh này là bánh mì hamburger ăn với khoai Tây chiên ( French fries) kèm theo Coke. Để đáp ứng với nhu cầu của thị trường ăn uống, McDonald’s ngày nay đã thêm vào menu nhiều món mới lạ, làm từ cá, thịt gà, gan, thịt cừu, và họ còn cả món pizza nữa. Sau đây là McDonald’s tại một số quốc gia:
-       Tại Uruguay: McHuevo, là 1 loại hamburger có thêm trứng gà ở bên trên .
-       Tại Philippines: McSpaghetti, sauce có trộn chung với các miếng hot – dog nhỏ .
-       ThaiLand: Samurai Pork Burger, làm bằng thịt heo có sauce Teriyaki .
-       Ấn Độ: Maharaja Mac , làm bằng thịt cừu .
-       Nga: Big Mac

-       Norvegia: Mac Laks , làm bằng cá salmon

Địa phương hóa – Chiến lược của đế chế thức ăn nhanh McDonald’s

Thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s vẫn đang thực hiện nhiều nỗ lực trong tham vọng toàn cầu hóa món ăn nhanh do người Mỹ chế biến theo tinh thần “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”. Đây là thay đổi lớn sau rất nhiều hoạt động chuỗi nhà hàng McDonald’s cố ép món Big Mac có cùng công thức vào nhiều thị trường khác nhau và nhận lấy thất bại. 

Thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu McDonald’s vẫn liên tục có những cải cách để tiếp cận khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ
Người tiêu dùng châu Á mỗi năm chi đến 580 tỷ USD cho các bữa ăn ngoài gia đình, nhiều hơn dân Mỹ tới 170 tỷ USD và gần gấp đôi sức tiêu thụ của châu Âu. Đó là lý do vì saothương hiệu thức ăn nhanh McDonald’s đưa ra chính sách quyết liệt đầu tư, thâm nhập và tiến tới “thôn tính” 2 thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. 
Thay đổi thực đơn, điều chỉnh phong cách phục vụ, cách bài trí cửa hàng… là những bí quyết đầu tiên mà chuỗi nhà hàng McDonald’s áp dụng nhằm chinh phục người tiêu dùng châu Á. Nếu người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò thì đã có hamburger thịt lợn, thịt gà, cá… 

Địa phương hóa chính là chiến lược thông minh của hệ thống chuỗi nhà hàng McDonald’s
Người Nhật chuộng hải sản sẽ được phục vụ món hambuger tôm. Chưa kể một loại bánh kẹp mới tinh vừa mới xuất hiện trên thực đơn ở Đài Loan là bánh gạo… 
Trong quá trình “địa phương hóa”, McDonald’s cũng va vấp phải những vấn đề văn hóa, dù nhỏ nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới mục tiêu của hãng. Chẳng hạn, McDonald’s mới đây đã khai trương một nhà hàng phục vụ người Mỹ gốc Hmong ở Twin Cities. Đây là hoạt động thương mại đầu tiên của McDonald’s dành cho cộng đồng Hmong châu Á ở Mỹ. Bảng hiệu quảng cáo “Coffee gets you up, breakfast gets you going” (Tạm dịch: Cà phê – năng lượng tỉnh táo, bữa sáng – năng lượng làm việc). Tuy nhiên, do một bản dịch bị cắt xén từ tiếng Anh sang tiếng Hmong, đoạn quảng cáo này được đọc như “gobbledygook” có nghĩa rất xấu đối với người Hmong Mỹ. Tuy nhiên, những va vấp này không cản bước McDonald’s tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa văn hóa bản địa. Thậm chí, thương hiệu này mới đưa ra một quyết định “dũng cảm” mở rộng chuỗi nhà hàng chay ở thị trường Ấn Độ. 
Lâu nay, các nhà hàng McDonald’s ở Ấn Độ đã giảm khẩu phần thịt bò và thịt lợn từ thực đơn để tôn trọng tôn giáo của người Hindu và người Hồi giáo chiếm phần lớn dân số Ấn Độ. 
Nhà bếp của chuỗi McDonald’s ở Ấn Độ được chia thành hai phần riêng biệt để nấu thức ăn chay và không ăn chay. McDonald’s còn tiến một bước xa hơn bằng cách mở cửa hàng đầu tiên không có thịt trong thực đơn tại khu đền Thánh Sikh, thành phố Amritsar.  
Như vậy, món ăn từng được coi là “hiện tượng ẩm thực” của người Mỹ bây giờ chỉ còn cái tên là của người Mỹ và trở thành “hiện tượng ẩm thực toàn cầu” một cách đơn giản như vậy

Chiến lược của McDonald’s tại thị trường Việt Nam (Phần 2)

Về menu sản phẩm, McDonald’s sẽ vẫn duy trì các sản phẩm thức ăn nhanh truyền thống và định vị tại mức giá tương đương các nước ASEAN vì khách hàng là tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.
Tuy nhiên do tâm lý háo hức những cái mới và bản thân chuỗi cửa hàng McDonald’s là một thương hiệu hấp dẫn cao nên họ có thể đưa ra những chương trình khuyến mãi theo số lượng hoặc một số sản phẩm được thiết kế riêng theo khẩu vị Việt Nam nhằm lấp đầy diện tích cửa hàng.

Bản thân chuỗi cửa hàng McDonald’s đã là một thương hiệu hấp dẫn cao
Diện tích cửa hàng lớn và có khu vui chơi sẽ là những lực hút người tiêu dùng Việt Nam xe máy tới cửa hàng. Hơn nữa, vị trí của cửa hàng McDonald’s cũng khá thuận lợi để lưu thông.
Các thương hiệu mạnh khi vào Việt Nam thường sẽ quan tâm tới xây dựng thương hiệu ngay từ ngày đầu cùng với mục tiêu doanh thu tại cửa hàng. Cửa hàng ban đầu chính là bản thiết kế thử – Prototype để công ty có thể điều chỉnh cho chiến lược mở rộng sau này.
Xác định vị trí thuận lợi cho xe hơi và dịch vụ Driving Through, chuỗi cửa hàng McDonald’s thể hiện rõ định vị thương hiệu nhằm vào tầng lớp trung lưu trong xã hội và duy trì giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh để giữ vững đẳng cấp.
Đẳng cấp của McDonald’s xây dựng từ sự khác biệt từ vị trí, diện tích, khách hàng tiếp cận. Nhằm đảm bảo đồng nhất trong thương hiệu, chắc chắn trang trí và chất lượng dịch vụ tại cửa hàng sẽ được thiết kế cẩn thận và tạo sự độc nhất. Đứng trên khía cạnh đó, chúng ta có thể dễ dàng hiểu khi 90 % sản phẩm được nhập khẩu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và thương hiệu.

Sự đầu tư vào cơ  sở vật chất, dịch vụ và sản phẩm đã tạo nên đẳng cấp cho McDonald’s trong trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh đầy cạnh tranh
Câu chuyện cuối cùng mà các công ty vận hành chuỗi ẩm thực của Việt Nam thường hay bỏ quên đó là các chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tương xứng với các giá trị khác của công ty. Tránh điều này, McDonald’s đã cử các nhân viên tham gia đào tạo tại nước ngoài. Ngày khai trương cũng không gấp rút trước Tết âm lịch mà được hoạch định sau tết khi mọi việc được chuẩn bị kỹ càng.
Xây dựng cửa hàng tại cửa ngõ giao thông TP HCM - trung tâm của vùng kinh tế năng động nhất thể hiện rõ định vị của McDonald’s khi tấn công thị trường trung lưu với giá sản phẩm cao cùng chất lượng dịch vụ cao cho vùng kinh tế phía Nam. Đây là bước đi khá táo bạo nhưng khả thi cho McDonald’s khi thị trường trong thành phố đã chật hẹp với hàng trăm cửa hàng của các thương hiệu fast food khác đã có sẵn trên từng góc phố.
Khi các thương hiệu thức ăn nhanh khác đang vật lộn đễ giành giật thị phần khách hàng xe máy trong thành phố, McDonald’s xác định đại dương xanh với khách hàng sở hữu ô tô để kinh doanh.

Có thể cửa hàng thứ hai của chuỗi cửa hàng McDonald’s sẽ trấn giữ tiếp cửa ngõ giao thông ở phía bên kia TP HCM xuống các tỉnh miền Tây và cửa hàng thứ 3 và 4 cũng sẽ đặt tại các vị trí tương tự tại TP Hà Nội. Cuộc chiến thức ăn nhanh sẽ còn tiếp diễn hấp dẫn và không ai khác chính là những người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng lợi.

Chiến lược của McDonald’s tại thị trường Việt Nam (Phần 1)

Người khổng lồ thức ăn nhanh đến từ nước Mỹ McDonald’sđã chính thức công bố việc lựa chọn địa điểm đầu tiên tại TP HCM để tiến hành kinh doanh. Mang tư cách ông lớn trong cuộc chơi, McDonald’s lựa chọn mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt với các thương hiệu fast food trên thị trường. Địa điểm mà McDonald’s chọn hoàn toàn nằm ngoài khu trung tâm thành phố.
Diện tích cửa hàng McDonald’s cũng vào loại “khủng” với tổng diện tích lên tới 1.300 m2, được thiết kế theo chuẩn McDonald’s toàn cầu. Cửa hàng có sân chơi cho trẻ em phục vụ 24 giờ và nơi đỗ xe tiện lợi. Quan trọng nhất cửa hàng đầu tiên của Mc Donald có Driving Through cho khách hàng ngồi trên xe ô tô có thể mua sản phẩm.

Diện tích cửa hàng McDonald”s cũng thuộc vào loại “khủng”
Như đã nói, các yếu tố quan trọng nhất của chuỗi ẩm thực như McDonald’s gồm: Ý tưởng – Concept, Quy trình quản lý và đảm bảo dịch vụ, Thiết kế sản phẩm - menu và Quản lý nhân sự.
McDonald’s khôn ngoan tách biệt khỏi đám đông khi không lựa chọn các cửa hàng tại khu trung tâm – downtown trong các thành phố lớn. “Ông trùm” thức ăn nhanh McDonald’s quyết định sử dụng chiến lược “hớt váng” – tập trung cho những khách hàng thu nhập cao sở hữu xe ô tô. Điều này cũng tương tự như Starbucks đã lựa chọn ngay khu trung tâm để hấp dẫn các khách hàng nước ngoài. Đây là cách làm sáng tạo của McDonald’s.

“Ông trùm” thức ăn nhanh dùng chiến lược hớt váng để xâm nhập thị trường
Chữ “trung tâm” ở đây có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau, rất linh hoạt trong bối cảnh phân khúc khách hàng mà công ty định hướng tới. Theo thống kê tới năm 2011, số lượng xe ô tô toàn quốc hơn 1.3 triệu chiếc. Giả sử 40 % trong số đó là xe ô tô dân dụng và chia đều tại hai miền, số lượng xe ô tô dân dụng tại phía Nam sẽ vào khoảng 250 ngàn chiếc.
Như vậy, có thể thấy McDonald’s khôn ngoan khi lựa chọn vị trí tại con đường chiến lược nối TP HCM với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh trọng điểm phía Nam về du lịch và kinh tế như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu..

Hầu như chắc chắn các khách hàng sử dụng xe ô tô sẽ rất thú vị để thử nghiệm dịch vụ duy nhất Driving Through tại chuỗi cửa hàng McDonald’s Việt Nam. Đặt vị trí tại đây, có thể nói McDonald’s đã trở thành “trung tâm” cho toàn bộ tầng lớp xe hơi Việt Nam từ Nam tới Bắc.

Nhìn lại từng bước xâm nhập thị trường Việt Nam của McDonald’s

Sẽ có ít nhất 100 cửa hàng McDonald's mở cửa trong vòng 10 năm. Cửa hàng tại TPHCM với 350 chỗ ngồi khai trương vào ngày 8/2/2014 là bước đánh dấu lần đầu tiên sau 2 thập kỷ, một tập đoàn thức ăn nhanh hàng đầu thế giới gia nhập thị trường Đông Nam Á.

Hệ thống cửa hàng McDonald’s đang ngày càng được mở rộng
Đối tượng hướng đến của ông trùm thức ăn nhanh thế giới không phải là tầng lớp trung niên mà là giới trẻ, đặc biệt là trẻ em. Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng cho biết, số lượng nhân viên của chuỗicửa hàng McDonald's tại Việt Nam có thể lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người.
Khi đến Việt Nam, McDonald's chậm chân hơn nhiều đối thủ của họ, do đó, hãng lựa chọn chiến lược truyền thông qua Zalo, một ứng dụng OTT thuần Việt. Nhiều chuyên gia cho rằng, không chỉ biết cách đưa thực đơn phù hợp với người Việt, cách tấn công thị trường Việt Nam của ông trùm thức ăn nhanh thế giới còn tận dụng tốt cả ưu thế từ các công cụ truyền thông bản địa.

Đế chế thức ăn nhanh McDonald’s từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam bằng chiến lược địa phương hóa
Ông Nguyễn Bảo Hoàng từng có thời gian dài sinh sống tại Mỹ và làm việc cho một chi nhánh của chuỗi cửa hàng McDonald's tại Virginia vào mùa hè trong năm 1988 và 1989. Ông tốt nghiệp trường đại học Harvard trước khi trở về Việt Nam năm 2001. Vị này từng giữa chức danh Tổng giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (IDG Ventures) trị giá hơn 100 triệu USD, lập công ty Good Day Hospitality hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ ăn uống năm 2012. Good Day Hospitality cũng là đối tác trực tiếp được McDonald's nhượng quyền kinh doanh chính thức vào năm 2013.

Theo lãnh đạo các thương hiệu thức ăn nhanh thế giới, Việt Nam được xem là một trong những thị trường hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và thu nhập đầu người được cải thiện đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó, 68% doanh thu của McDonald’s năm 2012 tới từ thị trường quốc tế, tăng hơn nhiều so với con số 49% của năm 2000. "McDonald’s sẽ tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, khoảng 500-1.000 USD mỗi tháng", ông Ralf Matthaes, CEO khu vực Mekong của hãng nghiên cứu TNS Vietnam, dự đoán.

Lịch sử hình thành chuỗi nhà hàng McDonald’s

Cho đến ngày nay, nhà hàng McDonald’s vẫn đứng vững vị trí thống trị ngành công nghiệp thức ăn nhanh, đó thực sự là đẳng cấp của một “ông trùm”.
Nhìn lại lịch sử của McDonald’s, chúng ta thấy được sự tăng trưởng thần kỳ của thương hiệu này gắn với tên tuổi một trong những doanh nhân vĩ đại bậc nhất trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ: Raymond Albert "Ray" Kroc. Ray Kroc được bình chọn là một trong số “100 người có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong thế kỷ 20” theo bình chọn của tạp chí Time danh tiếng.

Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của chuỗi nhà hàng McDonald’s có thể thấy được sự thông minh trong chiến lược tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ
Cũng vì những thành tựu rực rỡ này mà nhiều người cho rằng, Ray Kroc là người sáng lập McDonald’s. Nhưng sự thực không phải vậy. Chuỗi nhà hàng McDonald’s ra đời ban đầu từ ý tưởng của hai nhân vật có tên Richard and Maurice McDonald.
Ở thời điểm đó, Ray Kroc chuyên bán máy xay sinh tố và khá thành công với nghề này. Sau thế chiến II, công việc kinh doanh của Ray Kroc bị chậm lại, nhưng ông phát hiện ra một nhà hàng nhỏ ở California của anh em nhà McDonald vẫn mua rất nhiều máy sinh tố, thậm chí còn nhiều hơn cả những cửa hàng lớn ở các thành phố sầm uất hơn.
Ray Kroc quyết định đến thăm cửa hàng của anh em nhà McDonald, và nhận thấy đây là một mô hình kinh doanh đặc biệt. Khách hàng chọn đồ với một menu được ấn định sẵn rất đơn giản. Quy trình làm bánh được sắp xếp một cách rất khoa học khiến tốc độ hoàn thành món ăn cực nhanh.
Khách hàng lựa chọn món ăn, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó. Chứng kiến lượng khách hàng khủng khiếp của nhà hàng McDonald’s, Ray Kroc lập tức mường tượng ra một viễn cảnh khi phát triển McDonald’s ra toàn bộ các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ.
Ông chia sẻ tầm nhìn của mình với anh em nhà McDonald (mà sau này ông kể lại trong buổi nói chuyên với sinh viên đại học Havard): “Các anh đang ngồi trên một đống vàng. Hãy phát triển và mở rộng mô hình nhà hàng của các anh ngay lập tức”. Tuy nhiên, anh em nhà McDonald chần chừ: “Chúng tôi cũng muốn vậy. Nhưng ai giúp chúng tôi?”. Ray Kroc nhanh chóng đáp lời: “Tôi sẽ đảm đương công việc này”.
Khi đó Ray Kroc đã 52 tuổi và kiếm được nhiều tiền, nhưng khát vọng xây dựng nên một đế chếthức ăn nhanh đang sôi sục khiến ông cảm thấy mình tràn trề sinh khí. Việc phát triển chuỗi nhà hàng McDonald’s thành công rực rỡ, vượt quá sức tưởng tượng khiến anh em nhà McDonald sợ hãi, muốn dừng lại.
Ray Kroc đã quyết định vay mượn và mua lại toàn bộ chuỗi nhà hàng McDonald’s với giá 2,7 triệu USD, mức giá kỷ lục trong lĩnh vực nhà hàng thời đó. Năm 1961, thỏa thuận được ký kết và Ray Kroc trở thành ông chủ của McDonald’s, sẵn sàng đưa thương hiệu này vào một cuộc chơi ở tầm vóc lớn hơn hơn rất nhiều.

Sau nhiều thăng trầm, McDonald’s giờ đây là đế chế của ngành công nghiệp thức ăn nhanh
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực thường chú trọng đến vấn đề sản phẩm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, sản phẩm nằm sau quy trình hoạt động. Nhiều người có thể làm ra được những chiếc bánh ngon hơn burger của McDonald’s nhưng McDonald’s vẫn là duy nhất. Phần sau của câu chuyện là minh chứng cho sự thật này.
Sau khi chứng kiến sự thành công rực rỡ của chuỗi nhà hàng McDonald’s dưới sự lèo lái của Ray Kroc, anh em nhà McDonald đã mở ra một cửa hàng khác cũng bán bánh burger khác có tên The Big M với sản phẩm tốt hơn, và một sự thật hùng hồn rằng họ mới là những người sáng lập ra McDonald’s chứ không phải Ray Kroc.
Tưởng rằng với lợi thế đó, anh em nhà McDonald sẽ thành công với The Big M, nhưng Ray Kroc coi đó là hành động khiêu chiến và rất tức giận: “Phải hạ gục mấy gã khốn đó ngay”. Điều Ray Kroc đã làm là cho mở một nhà hàng McDonald’s đối diện với The Big M. Chỉ sau vài tháng, anh em nhà McDonald không chịu nổi và phải đóng cửa.
Trong quá trình phát triển, Ray Kroc đã đưa McDonald’s trở thành một trong những thương hiệu đáng giá bậc nhất toàn cầu. Logo cánh cổng vàng của McDonald’s luôn duy trì vị trí vững chãi trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Bí mật của sự thành công của đế chế thức ăn nhanh McDonald’s (Phần 2)

Không phải là kiểu doanh nghiệp thành công nhờ là người đi tiên phong, nhưng anh em nhà Donald's đã mang đến hai thay đổi mang tính căn bản trong lịch sử ngành thức ăn nhanh.

Anh em nhà Donald's đã mang đến hai thay đổi mang tính căn bản trong lịch sử ngành thức ăn nhanh

Thứ nhất là chuyên biệt hóa quá trình chế biến
Khi mới ra đời, McDonald’s vẫn theo kiểu nhà hàng drive-in truyền thống, bán những chiếc burger giá rẻ do một người thực hiện mọi công đoạn chế biến và mang phục vụ ra tận cửa ô tô.
Tuy nhiên nhận thấy việc phải trả lương cao cho đầu bếp và thời gian chờ đợi lâu cho mỗi yêu cầu mang lại những rắc rối, McDonald’s đã sử dụng mô hình vốn rất phổ biến trong nền công nghiệp Mỹ khi đó áp dụng vào cửa hàng đồ ăn. Từng người sẽ phụ trách một công đoạn riêng biệt, do đó McDonald’s có thể thuê nhân công giá rẻ không cần kinh nghiệm thực hiện một vài kỹ năng cơ bản.“Speedee Service System” dù không mới trong xã hội Mỹ, nhưng kể từ khi McDonald’s phát triển khái niệm này, nó đã trở thành mô hình cho các chuỗi fast - food khác học tập.
Điểm thành công thứ hai, McDonald’s đã phổ biến phong cách tự phục vụ: khách hàng thay vì ngồi trên xe ô tô được ăn tại chỗ, giờ đây họ phải đứng xếp hàng chờ đến lượt mang đồ ăn.
Từ hai điều trên, các chuỗi fast - food nói chung và McDonald’s nói riêng đã giảm giá thành đáng kể và việc phục vụ trở nên nhanh hơn nhiều so với nhà hàng truyền thống, càng phổ cập kiểu phục vụ thức ăn nhanh ra các khu vực mới.

Những thay đổi quan trọng trong sản xuất và dịch vụ đã giúp McDonald’s trở thành cái tên hàng đầu của ngành công nghiệp thức ăn nhanh
Thành công của McDonald’s còn gắn liền với hai cái tên khác, Ray Kroc và Harry Sonneborn. 
Trong khi vị cựu chủ tịch Ray Kroc là người mở rộng tên tuổi của McDonald’s ra toàn nước Mỹ thông qua nhượng quyền thì ngài Sonneborn là người đưa ra khái niệm công ty bán thức ăn nhanh kinh doanh bất động sản.
McDonald’s kinh doanh bất động sản thương mại, chủ yếu ở Mỹ và một số nước châu Âu, tự mở nhà hàng hoặc cho các đơn vị nhượng quyền thuê lại trên những địa điểm sở hữu. Dù thu nhập từ đây chiếm tỷ lệ không cao trong tổng thu nhập, nhưng bù lại hoạt động này có margin cao và đem lại lợi thế cho doanh nghiệp trong việc đàm phán và kiểm soát các cửa hàng nhượng quyền.
Họ cũng sử dụng sức mạnh thương hiệu trong việc đàm phán mua lại mặt bằng hoặc thuê lại cùng hợp đồng dài hạn với giá rẻ mạt ở những khu vực mới phát triển hay trung tâm thương mại đang xây dựng. Chính sách nhượng quyền ưu ái cùng tài năng kinh doanh bất động sản trong thời gian đầu là hai điểm quan trọng khác tạo nên sức bật của McDonald’s gây ảnh hưởng ra toàn thế giới sau này.

Ngày nay, khi những chiếc Big Mac, khoai tây chiên phục vụ kèm Coca-Cola đã trở nên phổ biến, công việc của McDonald’s là nhân rộng mô hình đã được tiêu chuẩn của mình, đồng thời phát triển những thực đơn mới. 

Bí mật của sự thành công của đế chế thức ăn nhanh McDonald’s (Phần 1)

Với hơn 34.500 cửa hàng và 1,8 triệu nhân viên làm việc trên thế giới, vị trí của McDonald’s còn hơn một chuỗi thức ăn nhanh thông thường, là nơi cung cấp số lượng việc làm nhiều nhất nước Mỹ, người mua lớn nhất các sản phẩm nông nghiệp, sở hữu số lượng bất động sản nhiều hơn bất cứ công ty nào trên thế giới, nhà phân phối lớn nhất các sản phẩm đồ chơi,

Đế chế thức ăn nhanh McDonald’s đang ngày càng được mỏ rộng
Đã có một thuật ngữ gọi là McDonaldization để ám chỉ sự ảnh hưởng của fast - food lên đời sống xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến sự thay đổi trong thói quen, hành vi, văn hóa trong xã hội Mỹ cũng như các quốc gia khác kể từ khi McDonald’s xuất hiện.McDonald's giờ đây xuất hiện mọi nơi trên thế giới, kể cả tại những thị trường mang đậm tính truyền thống, ít chuộng thức ăn nhanh như châu Á
Thành công nhờ thời cơ
Fast – food(thức ăn nhanh), theo đúng định nghĩa là đồ ăn được chuẩn bị và phục vụ một cách nhanh chóng, thường theo thực đơn có sẵn và trình bày mẫu mã theo cùng một tiêu chuẩn kiểu dáng.


Sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh gắn liền với 2 giai đoạn thay đổi quan trọng của Mỹ
Sự phát triển của fast - food gắn liền với 2 giai đoạn thay đổi quan trọng trong xã hội Mỹ. 
Những năm 40-50 với sự phát triển hạ tầng và di cư ồ ạt sang miền Tây, thúc đẩy kinh tế các bang phía Tây đi kèm với sự bùng nổ của nền công nghiệp ô tô đã dẫn đến sự ra đời ồ ạt các drive-in restaurant (kiểu cửa hàng mà khách hàng được phục vụ mang đồ ăn ra tận bãi đỗ xe).

Sau đó là những năm 70 khi phụ nữ bắt đầu tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động, họ không còn thời gian tự chuẩn bị bữa ăn cho gia đình và lựa chọn thức ăn nhanh trở thành điều tất yếu. Dù phần lớn thức ăn là đồ đông lạnh, đóng hộp, sấy khô, sử dụng chất bảo quản và hương liệu hóa học, fast - food vẫn được đánh giá cao nhờ giá thành thấp, phục vụ nhanh, tiện lợi và sạch sẽ. Do đó những chiếc burger, sandwich, pizza, hot dog… trở nên quen thuộc và là một trong những mô hình kinh doanh thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ.

4 “tượng đài” của ngành công nghiệp thức ăn nhanh của Mỹ

Ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Mỹ đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Và sự lựa chọn của lứa thanh niên, tuổi teen chính là minh chứng cho sức ảnh hưởng của thương hiệu đến cộng đồng. Tại Mỹ, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các loại thực phẩm sạch và có lợi cho sức khỏe. Nắm bắt nhu cầu này, hàng loạt nhà hàng bình dân bán thức ăn nhanh McDonald’s mọc lên.

Ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Mỹ đang ngày càng mở rộng
Để dự đoán được thương hiệu nào sẽ thống trị ngành công nghiệp béo bở này trong thập kỷ tới, các nhà phân tích đã nghiên cứu thói quen tiêu tiền của thanh thiếu niên.Theo cuộc khảo của công ty tư vấn đầu tư Piper Jaffray, các thiếu niên dư dả tiền bạc sẽ dành 22 % số tiền họ có để chi cho các bữa ăn bên ngoài. Dưới đây là 4 chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh là lựa chọn hàng đầu của teen Mỹ.
1.            McDonald’s
Thanh thiếu niên Mỹ ngày càng ưa chuộng McDonald’s nhờ giá rẻ và thực đơn đa dạng. Những thay đổi trong kinh doanh của McDonald’s như dự án “Tạo ra hương vị cho riêng bạn” (Create your taste) đã gúp cải thiện doanh số và uy tín thương hiệu. Đây là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanhMcDonald’s rất phổ biến không chỉ đối với thanh niên Mỹ mà còn như là biểu tượng của đất nước cờ hoa.

McDonald’s là một trong những “ông trùm” của ngành công nghiệp thức ăn nhanh

2.            Starbucks
Chuỗi cửa hàng cà phê này là lựa chọn hàng đầu của thanh thiếu niên Mỹ, từ những người thu nhập tốt đến thu nhập trung bình. Chiếc lược phát triển của Starbucks đã rất thành công.
Khách hàng có thể đặt cà phê bằng smartphone mà không cần đứng xếp hàng tại các điểm bán. Cách này giúp Starbucks có hơn 6 triệu đơn hàng mỗi tháng.
3.            Chick-fil-A
Hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh của Chick-fil-A đã tăng trưởng đều đặn trong mấy năm gần đây. Năm 2012, Chick-fil-A là thương hiệu được thanh niên Mỹ ưu chuộng thứ năm sau 4 thương hiệu khác.
Đến năm 2013, Chick-fil-A vươn lên vị trí thứ tư và giờ là thứ ba. Doanh số năm 2015 đạt 6 tỷ USD.
4.            Panera Bread

Panera Bread chuyên kinh doanh các loại bánh mì, mì ống và cà phê. Sự phát triển của Panera được xem là phù hợp với xu hướng thực phẩm tươi sống, bình dân ở Mỹ. Công ty đang thực hiện một số thay đổi lớn để thu hút mạnh hơn giới trẻ.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Đi tìm đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt

Điều gì khiến ẩm thực đường phố trở thành một thứ vô cùng đặc biệt? Liệu ngồi ăn tối trên một chiếc ghế đẩu, bên chiếc bàn nhựa và trên bàn là các món canh bốc khói nghi ngút có đáng nhớ bằng một bữa tối tại một nhà hàng cao cấp được trao tặng ngôi sao Michelin?Theo các du khách đã từng trải nghiệm ẩm thực đường phố trên khắp thế giới thì Đông Nam Á là một địa điểm không thể bỏ qua. Từ Jakarta đến Bangkok, khách du lịch chỉ cần bỏ ra vài USD là đủ để có một bữa ăn ngon miệng và đầy hấp dẫn với đủ loại thức ăn nhanh, món ăn địa phương hấp dẫn, đa dạng.
Tại Đông Nam Á, còn có khá nhiều nơi lý tưởng cho việc thưởng thức ẩm thực đường phố, trong đó, Việt Nam là nơi rất đáng để trải nghiệm. Những thức ăn đường phố Việt Nam nhẹ nhàng, tươi ngon, đầy rau thơm sẽ đánh thức vị giác của những người lười ăn nhất.
Dưới đây sẽ là phần giới thiệu chung về nền ẩm thực Việt Nam, từ khẩu vị truyền thống của miền Bắc đến những điều mới lạ trong ẩm thực miền Nam trong tất cả các món ăn từ thức ăn nhanh đường phố đến những món đặc sản đặc trưng vùng miền.
Xem thêm thức ăn nhanh: https://mcdonalds.vn/xuat-xu

1.            Hương vị từ rau thơm

Cho dù là ở miền Bắc hay miền Nam, một điểm đặc trưng có thể giúp phân biệt giữa ẩm thực Việt Nam với ẩm thực các nước láng giềng chính là “việc sử dụng các loại rau thơm trong các món ăn”, theo lời của chuyên gia ẩm thực Graham Holliday, tác giả cuốn sách ẩm thực nổi tiếng “Eating Việt Nam”. Rau thơm được sử dụng trong hầu hết các món ăn, từ loại thức ăn nhanh thông thường đến các món ăn trong bữa cơm hàng ngày hay trong bữa tiệc trang trọng.

Rau thơm được sử dụng trong hầu hết các món ăn, từ loại thức ăn nhanh thông thường đến các món ăn trong bữa cơm hàng ngày hay trong bữa tiệc trang trọng

“Có rất nhiều loại rau thơm được sử dụng trong ẩm thực Việt Nam. Một số loại đặc biệt đến nỗi chỉ có thể được tìm thấy tại một số địa phương nhất định mà không thể tìm thấy tại nơi nào khác. Rau thơm là thành phần quan trọng trong mỗi bữa ăn của người Việt” – ông nói.
Holliday giải thích rằng, ở miền Nam, các món ăn có nhiều rau thơm phổ biến hơn là ở miền Bắc. Ví dụ, món “bánh tráng phơi sương” tại tỉnh Tây Ninh được ăn kèm cùng với khoảng 8 đến 10 loại rau thơm khác nhau.
Ông Mark Lowerson chia sẻ trên trang Hanoi Street Food Tours rằng: “Việc sử dụng nhiều rau thơm mang lại cho các món ăn Việt Nam những hương vị mạnh mẽ nhưng cân bằng. Những loại rau thơm này xuất hiện theo mùa tại một số địa phương nhất định. Các món ăn Việt Nam sử dụng ít dầu và có nhiều hương vị độc đáo so với văn hóa ẩm thực các nước khác trong khu vực”.
Theo Lowerson, các vị mặn, ngọt, chua và cay là những hương vị chính trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á. “Nhưng tại Việt Nam, thực khách có thể tự mình nêm gia vị cho món ăn cho mình. Chẳng hạn, nếu muốn ăn cay thì khách tự cho ớt hoặc tương ớt vào món ăn của mình”.

2.            Tính vùng miền

Những người chưa đến Việt Nam có thể nghĩ rằng đất nước này không lớn lắm. Nhưng suy nghĩ này là một sai lầm. Dải đất hình chữ S có xu hướng thu hẹp từ Đông sang Tây (chỉ rộng có 50km tại điểm hẹp nhất), nhưng lại kéo dài đến 1650km từ Bắc tới Nam.
Do đặc điểm địa lí trên, ẩm thực Việt Nam cực kì đa dạng và mang tính vùng miền cao. Theo cách nói chung, khẩu vị tại miền Bắc – mà trung tâm là Hà Nội – có xu hướng nghiêng về truyền thống, trong khi ở miền Nam, ẩm thực mang tính mới lạ và thử nghiệm hơn. Điều này thể hiện ở cả các món thức ăn nhanh đến món ăn truyền thống.
Holliday còn nhận xét người miền Nam “có một chút mạo hiểm hơn và có khẩu vị phức tạp hơn. Có lẽ, dường như ẩm thực tại thành phố Hồ Chí Minh phong phú hơn so với tại thủ đô Hà Nội. Trong khi đó, miền Trung lại có nét đặc trưng riêng biệt, đặc biệt là tại thành phố Huế. Có thể nói trong các phong cách ẩm thực Việt Nam, những món ăn Huế là khó nấu nhất”.
Càng hướng ra phía Bắc, khẩu vị của người dân Việt Nam càng khép kín hơn. Tại miền Bắc, các gia vị như đường, muối và rau thơm ít được sử dụng hơn. Holliday nói: “Người Hà Nội thường nói rằng, ẩm thực của họ là ẩm thực Việt ‘thật sự’ và Hà Nội là quê hương của ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là với món phở”.
Theo đúng phong cách, “món phở ở miền Nam được ăn kèm cùng với rất nhiều rau thơm và đồ gia vị kèm theo, trong khi tại Hà Nội, phong cách ăn uống này được xem như không được ‘nhã’ cho lắm”.
Nói chung, những tác nhân định hình khẩu vị của các vùng miền ở Việt Nam có thể là khí hậu và thổ nhưỡng của từng địa phương. Những nguyên liệu sẵn có đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình phong cách của người địa phương về hương vị của mỗi món ăn.
Một ví dụ chứng minh cho điều này là việc người dân Hà Nội sử dụng cá nước ngọt để nấu món bún cá Hà Nội (Hà Nội là một vùng đất đồng bằng nằm sâu trong đất liền và không giáp biển). Trong khi đó, cá biển là sự lựa chọn tự nhiên của người dân tại thành phố Nha Trang - tọa lạc trên bờ biển miền Trung Việt Nam. Và tất nhiên, những rau củ quả và rau thơm sẽ được sử dụng tùy theo từng vùng và mỗi vùng sẽ có sự khác nhau trong cách sử dụng các nguyên liệu để chế biến món ăn.

3.            Mối liên hệ với ẩm thực Pháp?

Cho dù không gần gũi về mặt địa lí, ẩm thực Pháp vẫn có những ảnh hưởng nhất định lên nền ẩm thực Việt. Nhiều người vẫn còn tranh cãi về việc phong cách ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng đến ẩm thực Việt nhiều như thế nào, nhưng có lẽ nhiều người sẽ đồng ý với nguyên nhân của mối liên hệ này: Thời kì đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam. Ta có thể kể tên những món ăn màu sắc ẩm thực Pháp tại Việt Nam như: bánh mì baguettes, cà phê và các loại bánh ngọt kiểu Pháp. Ngoài ra, một số loại rau củ được sử dụng tại nhà như cà rốt, bông cải, đậu cove... chỉ xuất hiện sau khi người Pháp tới Việt Nam”.
Một trong những ví dụ quan trọng về ảnh hưởng của ẩm thực Pháp là loại thức ăn nhanh phổ biến nhất hiện nay là bánh mì với nhân bao gồm các nguyên liệu như thịt nướng, dưa chua, rau ngò thơm, pate, “một hỗn hợp của phong cách Việt Nam với nhiều rau thơm và phong cách Pháp với thịt và pate”.

Bánh mì là loại thức ăn nhanh chịu sự ảnh hưởng từ ẩm thực Pháp
“Người ta vẫn đang tranh luận về ảnh hưởng của ẩm thực Pháp đến món phở của Việt Nam, trong đó có việc sử dụng thịt bò trong nước súp – nhưng tôi không nghĩ là sẽ có những chứng cứ kết luận cuối cùng cho tranh luận này”, Lowerson nói. “Mọi người cần phải nhớ rằng, trên hết phở là một loại súp kết hợp với sợi phở Việt Nam”.
Một tô phở điển hình là một hỗn hợp của nước hầm xương ngọt thanh, thịt bò và sợi phở. Phở thường được dùng làm bữa sáng và nó quan trọng với văn hóa ẩm thực Việt đến nỗi món ăn này trở thành một biểu tượng của lòng tự hào dân tộc. Nhà thơ Tú Mỡ đã từng ca ngợi món ăn này trong tác phẩm “Phở Đức tụng” của mình. Nói tóm lại, món phở không phải là đứa con tinh thần của người Pháp.
“Tôi nghĩ rằng nhiều người đang cường điệu về ảnh hưởng của nền ẩm thực Pháp lên ẩm thực Việt. Ẩm thực Việt Nam đã phát triển rất phong phú và đầy sáng tạo trước khi thực dân Pháp tới đây xâm lược và sự sáng tạo này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay” - Holliday nói.

4.            Món ăn đường phố

Trong khi nhiều người đã quen với những món ăn như phở và bánh mì, thật sự là ẩm thực đường phố của Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp.

Một số ví dụ như: món chả cá và bánh cuốn. Chả cá là một món ăn làm từ cá kết hợp với một ít nghệ và chỉ phổ biến tại Hà Nội. Món bánh cuốn là một món ăn làm từ bột gạo được nhồi với thịt lợn xay. Còn món “cơm tấm” nổi tiếng của Sài Gòn thì được ăn kèm với sườn nướng và lạp xưởng…